Quản lý giá bất động sản để chống thất thu thuế và cơ sở hạ tầng Hà Nội phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho mua bán nhà đất

Theo PGS TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên Học viện tài chính), để quản chặt việc trốn nghĩa vụ thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) cần giải quyết gốc của vấn đề là giá BĐS. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Quản lý giá bất động sản để chống thất thu thuế

Nguyên nhân của thực trạng này, thứ nhất là do việc kê khai 2 giá dẫn đến người mua và người bán tiết kiệm được một khoản tiền nộp thuế vào ngân sách Nhà nước (NSNN), người mua bán được lợi; thứ hai là cơ quan quản lý còn chưa đặt trọng tâm vào giá trị thật của đất đai, trên thực tế, có kê khai theo quy định đóng thuế cá nhân là 2% trên giá bán, còn đối với doanh nghiệp là 20% thu nhập. Có tình trạng, người đi làm thuế còn “tư vấn” đối tác ghi thấp hơn giá trị bất động sản để tránh thuế của Nhà nước.

PGS TS Đinh Trọng Thịnh cho biết: Thách thức là thói quen giao dịch trên thị trường và họ cảm thấy không vi phạm pháp luật. Trong khi đó, các khâu điều tra, yêu cầu xử lý mất thời gian nhưng mức xử phạt thu lại không nhiều nên việc quản lý cũng khó khăn. Vì vậy, cơ quan thuế là bị thất thu đầu tiên. Tiếp đến là tính kỷ cương luật pháp rõ ràng bị vi phạm vì ở đó có sự vào cuộc và tiếp tay của cơ quan công chứng nếu người mua bán BĐS đề nghị cơ quan công chứng xác nhận việc mua bán đất với mức giá thấp, cơ quan công chứng đồng ý ký vào thì đã công nhận giao dịch mua bán với giá đó. Nếu cơ quan thuế không có trách nhiệm thì họ lấy mức giá đó để tính thuế thì cũng không sai. Như vậy, cơ quan công chứng đang tiếp tay cho người nộp thuế mua bán bất động sản vi phạm luật thuế.

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, kể từ năm 2014 đến nay, giá bất động sản liên tục giữ đà tăng, với mức tăng bình quân hàng năm trên 10%/năm, thậm chí, nhiều dự án tăng trên 20%/năm. Nguyên nhân tình trạng đầu cơ, thổi giá, đẩy giá làm lũng đoạn thị trường những năm gần đây chủ yếu do hoạt động mua đi bán lại là chính, không phải từ nhu cầu của người dân

Để tránh thất thu thuế, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục thuế khẩn trương có giải pháp xác định sát giá thị trường bất động sản. Nhiều tháng trước đó, Bộ Tài chính đã nhiều lần thúc giục ngành Thuế có biện pháp cụ thể tránh thất thu thuế trong bối cảnh giao dịch BĐS diễn ra tấp nập. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu Tổng cục Thuế tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm nếu công chức vi phạm; đồng thời khẩn trương tham mưu giải pháp xác định sát giá thị trường BĐS nhằm tránh thất thu thuế. Hằng quý, Tổng cục thuế cần báo cáo kết quả chống thất thu thuế, kết quả thanh tra hồ sơ người nộp thuế khai bổ sung nhưng không thay đổi giá chuyển nhượng.

Thu thuế từ chuyển nhượng BĐS ghi nhận tăng trong 3 năm nay nhưng trên thực tế vẫn được cho là thất thu lớn. Theo số liệu từ ngành Thuế, thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản tăng từ mức 15.000 tỷ năm 2019 lên 16.800 tỷ đồng trong năm 2020 và đạt 21.700 tỷ đồng năm 2021. Riêng trong 3 tháng đầu năm nay, khoản thu này là 8.280 tỷ đồng. “Khó nhất hiện nay là Luật Đất đai quy định Bảng giá đất ổn định 5 năm trong khi thực tế giá thị trường BĐS biến động liên tục. Vì vậy, giá quy định không sát với giá của thị trường BĐS. Hiện nay cũng chưa có cơ quan nào xây dựng cơ sở dữ liệu về giá giao dịch trên thị trường BĐS”, Phó Cục trưởng Thuế Hà Nội, ông Viên Viết Hùng cho biết.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan theo cơ quan thuế cũng gặp không ít khó khăn. Một số ngân hàng thương mại lấy lý do bảo mật thông tin khách hàng, không phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế.

PGS TS Đinh Trọng Thịnh đã đề xuất một số giải pháp thứ nhất, mua bán BĐS phải giao dịch thanh toán qua ngân hàng, về lâu dài muốn mua tài sản có giá trị lớn phải chứng minh thu nhập hợp pháp, đảm bảo tính minh bạch của thị trường; thứ hai, việc mua bán phải được ghi chép đầy đủ, áp dụng công nghệ số, thành lập kho dữ liệu như mua bán từng mảnh đất, ngày, tháng rõ ràng thì việc tính thuế được chính xác và giá bán chính xác.

Thứ ba, cơ quan công chứng phải công chứng hợp đồng mua bán BĐS chuẩn xác với giá thị trường, nếu không cơ quan thuế cần kiểm tra, yêu cầu công chứng lại hợp đồng theo đúng giá trị mua bán của thị trường. Cơ quan thuế có hệ thống tổ đội cán bộ thuế đến tận thôn, xóm, xã, phường thì việc xác định giá đất ở đầu phố đến cuối phố để tính giá đất theo giá thị trường là hoàn toàn khả thi. Tiếp đến, phải công khai, minh bạch và ổn định lâu dài quy hoạch ở các địa phương nhằm tránh hiện tượng môi giới, “cò đất” làm giá, thổi giá thì giá đất khó có thể tăng vọt, tạo nên “sóng giá”, sốt giá ảo ở các địa phương.

Hạ tầng tại Hà Nội phát triển

Hạ tầng tại Hà Nội phát triển gây ra những ảnh hưởng gì đến xu hướng đầu tư, mua bán nhà đất? Hãy cùng Mahaland tìm hiểu chi tiết về điều này qua phần nội dung bên dưới:

  1. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thay đổi xu hướng chuyển dịch của thị trường bất động sản trong tương lai
  2. Khoảng cách về giá nhà đất đô thị và các khu vực lân cận được thu hẹp
  3. Lĩnh vực bất động sản văn phòng và công nghiệp có những bước tiến tích cực

Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thay đổi xu hướng chuyển dịch của thị trường bất động sản trong tương lai

Cùng với việc Hà Nội mở rộng đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, nhu cầu nhà ở tại các tỉnh lân cận được thúc đẩy, đặc biệt là chênh lệch giá nhà ở giữa nội thành và các vùng lân cận ngày càng thu hẹp. Sự phát triển công nghiệp ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Hải Dương đã thúc đẩy nguồn cung trong tương lai ở khu vực ngoại vi Hà Nội do thủ đô có khả năng tiếp cận thuận lợi với các tỉnh này.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngân sách đầu tư công 8,93 tỷ USD sẽ tập trung vào các dự án kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Riêng tại Hà Nội, giai đoạn này sẽ có 460 dự án đầu tư trung hạn cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Năm 2021, hai tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) đã đi vào hoạt động trong quý III / 2021, còn tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội) có thể đi vào hoạt động trong quý IV-2025, bảy tuyến đường vành đai sẽ được đưa vào sử dụng lần lượt cũng trong giai đoạn từ đây đến 2025.

Các chuyên gia nhận định: Hạ tầng Hà Nội phát triển mạnh mẽ thu hẹp khoảng cách về giá giữa khu vực nội thành và các vùng lân cận. Quy hoạch phân khu trung tâm giúp giảm dân số trong khu vực, đồng thời khẳng định xu hướng phát triển căn hộ tập trung và tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp cũng như hình thành các khu đô thị mới, thúc đẩy mua bán nhà đất Hà Nội. Do đó, chênh lệch giá bất động sản giữa nội thành và các vùng lân cận đang dần được thu hẹp nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng như dự án mở rộng Vành đai 3 và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, dự án mang lại nhiều tiện ích bù đắp cho những bất lợi về vị trí.

Xem thêm:

Khoảng cách về giá nhà đất đô thị và các khu vực lân cận được thu hẹp

Với kế hoạch đưa các huyện Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức và Thanh Trì trở thành các quận trung tâm trước năm 2025, những khu vực này sẽ trở thành điểm đến đầu tư đáng chú ý. Cùng với sự mở rộng đô thị của Hà Nội, nguồn cung nhà ở đã mở rộng từ các khu vực nội thành đến các khu vực lân cận ngoại thành. Năm 2017, khu vực Hoài Đức và Thanh Trì cung cấp 6% nguồn cung căn hộ. 6 tháng đầu năm 2021, 4 huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì chiếm 32% thị phần. Dự kiến ​​từ năm nay, các khu vực lân cận ngoại thành sẽ cung cấp 27% nguồn cung căn hộ. Số liệu thống kê cũng cho thấy sự gia tăng nguồn cung biệt thự / nhà liền kề tại các khu vực này, cụ thể: trong tổng số 1.950 căn nguồn cung sơ cấp tại Hà Nội trong quý 2/2021, Hoài Đức chiếm 31% thị phần, tiếp theo là Đông Anh với 21% và Hà Đông với 17%.

Các dự án hạ tầng bao gồm tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương kéo dài, Đại lộ Thăng Long, các tuyến tàu điện ngầm số 2A, số 3, đường vành đai 3,5 và các tuyến đường mở rộng về phía Tây giúp phát huy giá trị của khu vực phía Tây. Sự phát triển và hoàn thiện của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy nhiều dự án quy mô lớn đang chậm triển khai chuẩn bị quay trở lại thị trường.

Việc hiện đại hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cũng hỗ trợ gia tăng giá trị của các dự án nhà ở. Kể từ năm 2017, giá bán căn hộ sơ cấp tại quận Cầu Giấy đã tăng ở mức 14% / năm nhờ sở hữu các cơ sở y tế, giáo dục chất lượng và hạ tầng kết nối thuận tiện. Giá bán căn hộ sơ cấp tại quận Long Biên cũng tăng 12% / năm do nằm gần khu vực trung tâm và cơ sở hạ tầng được cải thiện, bao gồm các nút giao thông kết nối đường vành đai 2, đường vành đai 3, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Tham khảo:

Lĩnh vực bất động sản văn phòng và công nghiệp có những bước tiến tích cực

Trong lĩnh vực văn phòng, sự phát triển của cơ sở hạ tầng được cho là sẽ làm thay đổi xu hướng văn phòng tại Hà Nội trong thời gian tới. Đến năm 2023, thị trường bất động sản văn phòng sẽ nhận được hơn 600.000m2 nguồn cung mới từ 22 dự án, trong đó nguồn cung tương lai lớn nhất với 230.000m2 sẽ nằm ở phía Tây.

Các tuyến đường sắt ưu tiên phát triển như 2A, 3 đi qua trung tâm thành phố và phía Tây sẽ tăng sức hấp dẫn nhờ các dự án văn phòng chất lượng tại khu vực này như Tiến Bộ Plaza, Lotte Center, 36 Cát Linh và Capital Place. Khu đô thị Starlake có vị trí chiến lược giữa Vành đai 2 và Vành đai 3 sẽ cung cấp khoảng 300.000 m2 diện tích văn phòng cho thuê phân khúc hạng A vào năm 2024, cùng với dự án Lotte lân cận tại quận Tây Hồ cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của các tuyến đường này.

Trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, sự phát triển của hạ tầng giao thông liên tỉnh đã giúp nâng cao năng lực giao lưu hàng hóa, kết nối Hà Nội với các vùng kinh tế trọng điểm. Đơn cử như đường Vành đai 4 và Vành đai 5 - Vùng Thủ đô, hỗ trợ kết nối đường bộ thuận tiện từ Hà Nội đến các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình và Thái Nguyên. Các tuyến đường vành đai cũng thúc đẩy nguồn cung bất động sản khu vực ngoại vi Hà Nội trong tương lai. Sự gia tăng phát triển công nghiệp gần đây ở Hải Dương, Thái Nguyên và Bắc Giang đã thúc đẩy nguồn cung nhà ở trong tương lai, đặc biệt là đối với các dự án căn hộ dịch vụ ở vùng ven Hà Nội do khả năng tiếp cận nhà ở thuận tiện của các tỉnh này. Nguồn cung căn hộ dịch vụ trong tương lai nằm gần khu vực vành đai và thuận tiện đi các tỉnh.

Có thể thấy, không chỉ là điểm sáng trong việc giải bài toán giao thông của Thủ đô, các dự án phát triển hạ tầng còn hỗ trợ cho sự phát triển và hoạt động của thị trường bất động sản thành phố cũng như các khu vực lân cận.

Tham khảo bài viết đầy đủ tại: Top 4 lý do vì sao nên mua bán nhà đất Hà Nội

Đừng quên đăng tin bán nhà tại Mahaland.vn khi có nhu cầu nhé!

Nguồn tham khảo: baotintuc.vn